UNICEF hoan nghênh quỹ vắc-xin phòng, chống COVID-19 Việt Nam

15/06/2021 09:00 Quỹ Vắcxin


Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam, phát biểu tại lễ công bố chương trình đối tác Australia - UNICEF về hỗ trợ phân phối vắc-xin COVID-19 tại Việt Nam diễn ra vào tháng 4 tại Hà Nội. — Ảnh: Minh Quyết (VNA/VNS)

Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF tại Việt Nam - đơn vị phối hợp mua và phân phối vắc-xin COVID-19 tại Việt Nam thông qua sáng kiến COVAX đã có cuộc trao đổi với phóng viên Khánh Vân của Việt Nam News về ý nghĩa quan trọng của quỹ vắc-xin COVID-19 Việt Nam trong việc đảm bảo tiếp cận vắc-xin cho tất cả mọi người.

Việt Nam đã chính thức thành lập quỹ vắc-xin COVID-19. Bà có suy nghĩ gì về sáng kiến này? Cần có những biện pháp nào để huy động các nguồn lực khác nhau đóng góp vào quỹ vắc-xin trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn hạn chế và những khó khăn do đại dịch gây ra?

Theo một cuộc khảo sát trực tuyến do UNICEF thực hiện vào tháng 5, người dân Việt Nam sẵn sàng và mong muốn được tiêm vắc-xin. Cuộc khảo sát thu hút gần 38.774 người tham gia đến từ khắp 63 tỉnh thành. Các kết quả sẽ sớm được công bố và chúng ta có thể yên tâm khi có 67% người tham gia mong muốn được tiêm vắc-xin và 24% có khuynh hướng sẽ tiêm vắc-xin. Điều này phản ánh việc người dân hiểu được rằng tiêm chủng là cách để chấm dứt sự hình thành của các biến thể vi-rút mới và ngăn chặn tác động tồi tệ nhất của vi-rút đối với những người thân yêu xung quanh mình.

Việc người dân sẵn sàng tiêm vắc-xin là dấu hiệu hết sức tích cực đối với Việt Nam và đối với việc triển khai vắc-xin nhằm giúp Việt Nam mở cửa trở lại các hoạt động kinh doanh.

Các công ty sản xuất vắc-xin đã đầu tư hàng tỷ đô để sẵn sàng triển khai vắc-xin, thử nghiệm trên nhiều nhóm đối tượng và phân phối vắc-xin. Ví dụ như vào cuối tháng 7, thông qua cơ chế COVAX, UNICEF sẽ phân phối 4,1 triệu liều vắc-xin COVAX, tương ứng với khoản đóng góp 17 triệu đô la Mỹ. Vì vậy, vào thời điểm chúng tôi phân phối 38 triệu liều vắc-xin thông qua COVAX, chúng tôi mong đợi sẽ nhận được những đóng góp đáng kể đến từ các chính phủ hào phóng trên toàn thế giới.

Chính phủ Việt Nam đã cam kết tiêm chủng 150 triệu liều vắc-xin cho 70-80% dân số. Chúng tôi hiểu rằng việc này có nghĩa ngoài COVAX, chúng tôi sẽ cần phải mua thêm 112 triệu liều vắc-xin nữa. Để ngăn chặn vi rút, mục tiêu của chúng tôi là phân phối vắc-xin công bằng đến tất cả 63 tỉnh thành. Vắc-xin phải được phân phối một cách an toàn với sự tham gia của các nhân viên y tế đã qua đào tạo, được lưu trữ ở nhiệt độ thích hợp với thiết bị dây chuyền lạnh hiệu quả. Và chúng ta cần phải có ngân sách để thực hiện tất cả những điều trên.

Các doanh nghiệp là một trong những đối tượng mong chờ Việt Nam mở cửa trở lại và phát triển nhất, cũng như là một trong những đối tượng mong muốn bảo vệ người lao động trước dịch bệnh và những khó khăn khiến nền kinh tế tê liệt nếu doanh nghiệp phải dừng hoạt động. Do đó, việc doanh nghiệp sẵn sàng tài trợ và hỗ trợ triển khai vắc-xin một cách hiệu quả vừa là thông điệp tuyệt vời về sự đoàn kết, vừa là sự đầu tư vào việc duy trì hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp. Việc Chính phủ kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng doanh nghiệp, các công ty trong nước và quốc tế là việc làm rất có ý nghĩa khi đây là những đối tượng hiểu rõ vắc-xin sẽ thay đổi cục diện kiểm soát COVID-19 và mong muốn đóng góp nhằm đảm bảo Chính phủ không chỉ có thể mua vắc-xin mà còn phân phối vắc-xin một cách an toàn và hiệu quả.

UNICEF vô cùng hoan nghênh quỹ đóng góp chung này. Chúng tôi thực sự đánh giá cao tình đoàn kết dân tộc được thể hiện qua việc mọi người dân cùng đóng góp vào quỹ vắc-xin. Vắc-xin là hàng hóa công cộng và theo quan điểm của UNICEF, vắc-xin cần được cung cấp miễn phí cho người dân, đặc biệt là các nhóm đối tượng ưu tiên cũng như các nhóm dân số dễ bị tổn thương, nghèo và cận nghèo. Ở mọi quốc gia, Chính phủ cần đóng vai trò là đơn vị quản lý và kiểm soát quá trình mua và đảm bảo phân phối vắc-xin một cách an toàn.

Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ tài chính từ các đối tác lâu năm, chẳng hạn như đóng góp của chính phủ Australia vào việc mua vắc-xin. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp trong nước và quốc tế sẵn sàng và có thể đóng góp tài chính.

Xin bà cho biết một số kiến nghị giúp Chính phủ quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ vắc-xin?

Theo quan điểm của UNICEF, điều vô cùng quan trọng là Chính phủ cần kiểm soát quỹ vắc-xin và minh bạch thông tin về cách thức nhận và sử dụng nguồn tài trợ.

Đồng thời, UNICEF muốn nhấn mạnh một vấn đề cấp thiết khác đó là cần phân phối công bằng vắc-xin cho tất cả các nhóm ưu tiên cũng như các nhóm dân số nghèo và dễ bị tổn thương nhất. Không nên để xảy ra trường hợp chỉ những người có điều kiện mới được tiêm chủng.

Chính phủ đã có khuyến nghị cho phép 36 công ty mua và phân phối vắc-xin.

UNICEF ủng hộ mạnh mẽ việc thành lập quỹ vắc-xin nhưng song song với đó cũng có những quan ngại sâu sắc liên quan đến đề xuất về việc các công ty cá nhân có thể mua và đưa vắc-xin vào Việt Nam. Có một số lý do giải thích cho vấn đề này.

Việc đảm bảo an toàn khi vận chuyển vắc-xin là vấn đề vô cùng quan trọng, cũng như nắm rõ nguồn gốc vắc-xin nhằm tránh mua phải vắc-xin giả và khả năng quản lý chi phí để không làm tăng giá vắc-xin do một số người có thể trả nhiều tiền hơn và muốn được tiêm vắc-xin sớm hơn.

Chính phủ cần quản lý và kiểm soát tất cả các hoạt động mua sắm và phân phối vắc-xin. Nhìn chung, triển khai tiêm vắc-xin là biện pháp can thiệp quan trọng để cứu sống tất cả mọi người. Chúng ta không thể mạo hiểm đánh mất niềm tin của người dân vì năng lực và tính hiệu quả của các quy trình đảm bảo an toàn vắc-xin. Tôi ủng hộ việc Bộ Y tế là đơn vị duy nhất triển khai tất cả các hoạt động mua và phân phối vắc-xin.

Theo bà, chúng ta cần triển khai thêm những hoạt động nào để đảm bảo mọi người dân Việt Nam đều có thể tiếp cận vắc-xin?

Tất cả 63 tỉnh thành hiện đã có kế hoạch triển khai vắc-xin. Tình hình sẽ trở nên phức tạp hơn khi có thêm nhiều loại vắc-xin được đưa vào sử dụng trong nước. Khi các loại vắc-xin khác nhau được đưa vào Việt Nam, nhân viên y tế cần được đào tạo về cách tiêm, loại ống tiêm, những vấn đề có thể xảy ra và cần chuẩn bị đối với các phản ứng sau tiêm. Người cao tuổi và người có bệnh nền thuộc những nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc-xin. Việc lập kế hoạch và tổ chức triển khai tiêm vắc-xin cho các nhóm đối tượng này thậm chí còn phức tạp hơn nữa. Những tỉnh thành có điều kiện hơn có thể quản lý chi phí hoạt động và có các đội nhóm để lập kế hoạch. Song, các địa phương nghèo hơn cần có thêm nguồn nhân lực và tài chính để duy trì việc triển khai tiêm vắc-xin một cách an toàn và đảm bảo tốc độ tiêm chủng ở mức tối ưu. Ở nhiều quốc gia, toàn bộ các cơ quan Chính phủ đều được huy động tham gia vào quá trình triển khai vắc-xin, ví dụ Bộ Tài chính sẽ hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu, Bộ Quốc phòng hỗ trợ các vấn đề hậu cần, v.v. 

Cuối cùng, tôi dự đoán rằng lĩnh vực đầu tư sẽ cho thấy lợi tức mạnh mẽ trong tương lai của Chính phủ chính là hoạt động hỗ trợ thử nghiệm vắc-xin quy mô lớn và sau đó là hoạt động sản xuất vắc-xin đang được phát triển tại Việt Nam. Đây là một chiến dịch dài hạn, chứ không chỉ là một cuộc chạy đua nước rút. Tất cả mọi người sẽ được tiêm liều tăng cường và tiêm chủng hàng năm trong nhiều năm tới. Mặc dù nhiều khả năng người dân sẽ chưa thể được tiêm các loại vắc-xin này trong năm nay, song Việt Nam sẽ tiết kiệm được một khoản lớn trong tương lai để đưa ra một loại vắc-xin hiệu quả được sản xuất trong nước.

Việt Nam đang tìm kiếm vắc-xin COVID-19 để hoàn thành mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối năm 2021. Điều này có nghĩa chúng ta còn hơn sáu tháng nữa để đạt mục tiêu tối thiểu 75% dân số được tiêm vắc-xin phòng COVID-19, tương đương 150 triệu liều tiêm. Bà có nghĩ rằng việc này là khả thi?

Việc này khó có thể dự đoán, song hiện nay các cơ sở sản xuất vắc-xin mới đang được thành lập, như vậy mọi nỗ lực đang được thực hiện để chấm dứt những thách thức về nguồn cung toàn cầu, những thách thức đã gây ra sự chậm trễ trong việc tiếp cận vắc-xin mà mọi quốc gia đang gặp phải. Tôi tin rằng chúng ta sẽ có nhiều vắc-xin hơn trong quý III và quý IV. Thách thức khi đó sẽ là phải tổ chức chặt chẽ để quản lý số lượng lớn vắc-xin được triển khai. Ở thời điểm hiện tại, một số địa điểm không thể sản xuất số lượng vắc-xin như kỳ vọng và một số khác đã phải chuyển hướng cho người dân địa phương sử dụng vắc-xin. Trong thời gian tới, số cơ sở sản xuất vắc-xin được WHO chấp thuận và đi vào sản xuất sẽ tăng lên.

UNICEF dự đoán sản lượng vắc-xin sẽ tăng nhanh trong quý III để tất cả các cam kết được đưa ra thông qua cơ chế COVAX và thông qua các kênh khác sẽ gần như được hoàn thành vào cuối quý IV.

Cũng cần lưu ý rằng UNICEF và WHO đã có sự thúc đẩy mạnh mẽ nhằm khuyến khích những Chính phủ đặt hàng quá mức và thừa vắc-xin đóng góp nguồn cung dư thừa này. Vào tuần trước, Chính phủ Nhật Bản đã xác định sẽ tài trợ một số lượng vắc-xin nhất định cho Việt Nam. Chính phủ Hoa Kỳ cũng cho biết sẽ tài trợ vắc-xin cho Việt Nam và tôi tin tưởng rằng các nước châu Âu, Liên minh châu Âu, Vương quốc Anh và các nước khác cũng sẽ xem xét hình thức tài trợ này trong tương lai. Số lượng vắc-xin tài trợ cho người dân Việt Nam có thể không quá lớn, song con số chắc chắn sẽ lên đến vài triệu liều. — VNS

Vài nét về UNICEF

UNICEF hoạt đông ở những nơi khó khăn nhất trên thế giới, tiếp cận những trẻ em thiệt thòi nhất trên thế giới. Để cứu mạng sống của trẻ em. Bảo vệ quyền trẻ em. Giúp trẻ em phát triển hết tiềm năng của mình. Hoạt động tại hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ, UNICEF làm việc vì mọi trẻ em, ở mọi nơi, mỗi ngày, xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người. Và chúng tôi không bao giờ lùi bước. Để biết thêm thông tin về COVID-19, hãy truy cập https://www.unicef.org/vietnam/vi/covid-19

 

Theo UNICEF

https://www.unicef.org/vietnam/vi/th%C3%B4ng-c%C3%A1o-b%C3%A1o-ch%C3%AD/unicef-hoan-ngh%C3%AAnh-qu%E1%BB%B9-v%E1%BA%AFc-xin-ph%C3%B2ng-ch%E1%BB%91ng-covid-19-vi%E1%BB%87t-nam

Học tập, Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh

Triển lãm chuyên đề “Nhà báo ...

Triển lãm gồm 36 sách và các hình ảnh liên quan đến Nhà báo Nguyễn Ái Quốc và ...

Tập thơ “Nhật ký trong tù” ...

Đại học tổng hợp Đông phương học quốc gia Tashkent (TSUOS) của Uzbekistan ngày ...

Giới thiệu sách đặc biệt: CHỦ ...

Cuốn sách đặc biệt: CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI THỂ DỤC THỂ THAO sẽ phát hành ...

Hồ Chí Minh - Vĩ đại một con ...

Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ cách mạng vĩ đại và kính yêu của nhân dân Việt ...

Cuốn sách học tập đạo đức Bác ...

Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của sự nghiệp cách ...

Rèn luyện Thân thể noi gương Bác

Chủ tịch Hồ Chí Minh: gương ...

Bác Hồ hiểu rõ vai trò của việc tập luyện TDTT đối với sức khoẻ con người. ...

Phát động toàn dân rèn luyện ...

Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Bác Hồ đã ảnh hưởng sâu rộng, tích cực, ...

Lời căn dặn của Bác Hồ với ...

Có một câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Tôi mong rằng đồng bào ai ...

Học Bác Hồ để sống khỏe

Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại không chỉ là tấm gương sáng về đạo đức, trí tuệ mà ...

Những "địa chỉ đỏ" lưu dấu ...

Nhiều địa danh, ngôi nhà đã trở thành “địa chỉ đỏ” - di sản của các địa phương ...

Thong ke